Trẻ thức khuya có tốt không? Sự khác nhau giữa trẻ thức khuya và trẻ ngủ sớm

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Không ít gia đình có thói quen thức khuya nên trẻ cũng thức theo. Vậy trẻ thức khuya có tốt không? Sự khác nhau giữa trẻ thức khuya và trẻ ngủ sớm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Trẻ thức khuya có tốt không?

Các chuyên gia đều khuyến cáo trẻ cần ngủ đủ giấc để được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường. Vì vậy trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn vào thời kỳ trẻ tăng trưởng nhanh.

Trong thời gian ngủ, não của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh, tăng thêm năng lượng, giúp trẻ học và ghi nhớ mọi thứ, giúp trẻ phát triển toàn diện về tinh thần. Trẻ thức càng khuya sẽ càng làm giảm cơ hội phát triển về chiều cao và nhận thức, thay đổi nhịp sinh học làm cơ thể rối loạn, giảm sức đề kháng, suy giảm khả năng thị giác… Thậm chí trẻ thức khuya dễ ảnh hưởng đến tính khí, học tập và hành vi xã hội của trẻ trong tương lai (trẻ ngủ không đủ giấc sẽ dễ nóng nảy, cáu gắt, thiếu kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc…)

Một giấc ngủ lành mạnh đòi hỏi 4 yếu tố: ngủ đầy đủ, giấc ngủ không bị gián đoạn, thời gian ngủ phù hợp với lứa tuổi và lịch trình ngủ đồng bộ với nhịp sinh học tự nhiên của trẻ. Hầu hết trẻ em sẽ tự thức dậy vào buổi sáng nếu chúng được ngủ đầy đủ và ngủ ngon.

Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ngủ sớm, tốt nhất là trước 9h tối và muộn nhất không quá 10h tối để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, cải thiện chức năng não và phát triển sức khỏe tổng thể.

2. Sự khác nhau giữa trẻ thức khuya và trẻ ngủ sớm

2.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trẻ thức khuya kéo dài dễ gây căng thức quá mức, mệt mỏi và quấy khóc, cáu kỉnh. Tình trạng thay đổi tâm trạng quá mức sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Trẻ thức khuya làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

2.2. Ngủ sớm tốt cho phát triển chiều cao

Chiều cao ngoài phụ thuộc vào gen di truyền thì còn bị ảnh hưởng bởi hormone tăng trưởng. Mà quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10h tối đến 2h sáng. Chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra. Do đó, trẻ ngủ càng sớm thì sẽ càng đảm bảo hormone này có thể sản xuất đầy đủ, góp phần vào quá trình thúc đẩy chiều cao của trẻ. 

Sự khác nhau giữa trẻ thức khuya và trẻ ngủ sớm

2.3. Ngủ đủ giấc giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng

Khi cơ thể trẻ chìm vào giấc ngủ các bộ phận khác của cơ thể cũng tự phục hồi. Trẻ thức khuya thì cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Nếu tốc độ trao đổi chất chậm lại, làm giảm sự phát triển tế bào và đào thải chất ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bên cạnh đó, khi trẻ ngủ sớm, ngủ sâu giúp cơ thể sản sản xuất nhiều chất khác nhau bao gồm protein cytokine ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ có thể thúc đẩy tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh cảm lạnh.

2.4. Tăng nguy cơ béo phì khi trẻ thức khuya

Khi ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin có tác dụng báo hiệu não ngừng ăn. Tuy nhiên, cơ thể thiếu ngủ sẽ làm tăng ghrelin, gây ức chế leptin, do đó trẻ thức khuya, không đủ giấc là nguyên nhân gia tăng nguy cơ béo phì.

Trẻ thức khuya tăng nguy cơ béo phì

Đồng thời, trong khi trẻ ngủ sớm giúp tái tạo năng lượng, tỉnh táo để tham gia các hoạt động, vui chơi. Trẻ thức khuya dễ uể oải, khó chịu, lười vận động, khiến cơ thể gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, hay ốm đau, bệnh tật.

2.5. Trẻ thức khuya gây suy giảm thị lực

Ban đêm là khoảng thời gian mắt được nghỉ ngơi. Trẻ thức khuya đồng nghĩa với việc mắt phải làm việc trong môi trường thiếu sáng. Về lâu dài, thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, trẻ thức khuya sẽ làm mắt bị khô, gây đau nhức, ngứa, đỏ, thậm chí là suy giảm thị lực.

Trẻ thức khuya gây suy giảm thị lực

3. Mẹo giúp trẻ ngủ sớm

Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau giúp con sớm vào giấc ngủ tốt hơn:

  • Làm gương cho trẻ: Hầu hết hành vi của trẻ đều học theo cha mẹ. Khi thấy cha mẹ xem tivi, sử dụng điện thoại, trẻ cũng sẽ bắt chước theo hoặc đợi cha mẹ ngủ chung. Vì vậy để trẻ đi ngủ sớm thì cha mẹ cũng nên ngủ sớm.
  • Điều chỉnh thói quen đi ngủ đúng giờ giấc: Cho bé lên giường đi ngủ sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 20h. Ngoài ra, mẹ không nên cho con vận động, cười đùa quá nhiều trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy kể chuyện, massage để con dễ ngủ hơn
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ nên thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh và ánh sáng nhỏ để đảm bảo được giấc ngủ ngon.
  • Tránh cho trẻ ngủ ngày: Hầu hết trẻ em ngừng ngủ ngày khi đạt mốc 3-5 tuổi. Nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn ngủ vào ban ngày, hãy cố gắng giữ giấc ngủ ngắn không quá 20 phút và không muộn hơn 14h.
  • Dinh dưỡng đảm bảo: Cung cấp cho trẻ một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
  • Không cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như ti vi, điện thoại, laptop khi đến giờ đi ngủ.

Có thể thấy rằng, trẻ thức khuy gây ra rất nhiều tác hại đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên rèn luyện cho con ngủ sớm để đảm bảo cho con khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Chúc cha mẹ và các bé luôn khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Meohay.com để có thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.