Tác dụng của quả vải và 1 vài lưu ý khi ăn vải

Vải thiều đang vào chính vụ. Những tín đồ của loại quả này lại được dịp thưởng thức những trái vải thơm ngon, chín ngọt, mọng nước mà không lo có nhiều thuốc trừ sâu hay bảo quản. Tuy nhiên, đừng vì thế mà ăn quá nhiều nhé, chúng chỉ thực sự tốt khi bạn ăn ở mức vừa phải và đúng cách.

Để giúp những người yêu thích vải thiểu có thể thưởng thức trọn vẹn vị thơm ngon của loại quả này, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của quả vải và một vài lưu ý khi ăn loại quả này.

Tác dụng của quả vải

Vải là một loại trái cây nhiệt đới, tính nóng, cùng họ với chôm chôm và nhãn. Vải thiều là giống vải được biết đến với hương vị ngọt, có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng để chế biến vải ngâm rượu, nước trái cây và thạch…

Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbohydrate hay carbs (16.5%). Trong đó, phần lớn lượng carbs trong quả vải đều đến từ đường, yếu tố chính tạo nên vị ngọt của quả. Mặc dù lượng chất xơ trong quả vải tương đối thấp, nhưng rất giàu vitamin, các loại khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đây cũng là yếu tố chính làm nên những tác dụng của quả vải đối với sức khỏe.

Nếu ăn với lượng vừa phải, quả vải có thể mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là một vài tác dụng nổi bật của quả vải mà bạn không nên bỏ qua:

Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư

Tác dụng của quả vải thể hiện rõ nhất ở khả năng chống oxy hóa và đặc tính kháng ung thư tuyệt vời. Điều này là nhờ vào vai trò của lượng lớn các hợp chất flavonoid cùng các chất chống oxy hoá khác.

Điển hình, những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh nếu ăn vải với một lượng vừa phải có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ do hoá trị liệu gây ra. Nhiều nghiên cứu trên động vật còn chỉ ra, phần vỏ của quả vải thiều có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú.

Bên cạnh đó, lượng vitamin C và các hợp chất phenolic trong vải còn giúp ngăn chặn sự phá huỷ của các tế bào do các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại và các gốc tự do dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ như ung thư, viêm khớp và bệnh tim. Các gốc tự do sẽ phát triển khi cơ thể bạn tiếp xúc với thuốc lá, bức xạ hoặc khói. Đặc tính chống oxy hóa của quả vải sẽ giúp bạn chống lại các độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.

Tăng cường chức năng miễn dịch

Quả vải có chứa một hàm lượng vitamin C dồi dào có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa và các bệnh mãn tính khác.

Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hoá. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn quả vải có thể giúp bạn chống lại chứng cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ

Vải thiều rất giàu kali – một yếu tố cần thiết để cơ thể kiểm soát huyết áp. Vải cũng chứa hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp nên càng trở nên lý tưởng cho việc điều hòa huyết áp.

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol và natri không đáng kể cùng hàm lượng vitamin C cao trong quả vải còn giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và các tình trạng sức khoẻ khác như tổn thương oxy hoá, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các mảng bám trong cơ thể dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc đau tim.

Cải thiện sự trao đổi chất, duy trì trọng lượng cơ thể

Việc bổ sung vải hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Bởi lượng vải khi được tiêu thụ sẽ hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong nhiều quá trình sinh hoá của cơ thể. Quả vải thiều cũng giúp thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và duy trì trọng lượng cơ thể một cách tối ưu.

Bổ sung nước cho cơ thể

Hàm lượng nước dồi dào trong thịt quả vải giúp chúng trở thành một giải pháp hoàn hảo để xoa dịu cơn khát và làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức cao điểm. Bạn có thể bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể thông qua việc ăn vải trực tiếp hoặc ép thành nước uống.

Bên cạnh lượng nước dồi dào, lượng kali trong vải còn giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và làm giảm đáng kể được tình trạng chuột rút cơ bắp thường xảy ra do cơ thể bị mất nước.

Chữa lành những tổn thương gan

Tác dụng của quả vải còn thể hiện trong việc chữa lành những tổn thương gan do uống quá nhiều rượu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm trùng và sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Điều này là do trong quả vải có chứa các chất bảo vệ gan, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về gan.

Tác dụng của quả vải với làn da

Vải chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho làn da. Ăn vải hợp lý sẽ giúp da của bạn trở nên khỏe đẹp, căng tràn sức sống và trẻ trung hơn.

Tác dụng của quả vải với bệnh tiểu đường

Một tin vui đối với những người bệnh tiểu đường đó là quả vải có đặc tính hạ đường huyết mạnh mẽ  nên ăn vải rất tốt nếu với lượng vừa phải. Với chỉ số đường huyết thấp, việc tiêu thụ vải thiều với lượng vừa phải giúp xử lý dần đường trong thực phẩm đi vào cơ thể và giúp lượng đường trong máu không bị tăng cao ở mức báo động.

Một số hoạt tính sinh học mạnh mẽ như ancaloit trong quả vải thực sự giúp đình chỉ quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, từ đó điều chỉnh được lượng đường huyết của bạn. Tuy nhiên, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng vải thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Những lữu ý khi ăn vải để không bị nóng

Không ăn quá nhiều vải một lúc

Quả vải có chứa lượng đường lớn. Việc nạp quá nhiều vải vào cơ thể cùng lúc sẽ khiến chỉ số đường của cơ thể tăng cao, tăng mỡ máu. Như đã nói, những người bị tiểu đường nên ăn vải với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều để không làm biến động đường huyết. Mỗi lần bạn chỉ nên ăn 5-6 quả.

Không ăn vải khi đói bụng

Với chỉ số GI cao, ăn vải khi đói sẽ kích thích tiết insulin quá mức, khiến hàm lượng đường huyết giảm đáng kể, chân tay bủn rủn, đổ mồ hôi lạnh.

Vì vậy, bạn nên ăn vải khi no, có thể ăn sau các bữa ăn để tráng miệng. Lúc này cơ thể tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.

Không ăn vải xanh

Một lưu ý khi ăn vải đó chính là không ăn vải xanh. Ăn vải xanh không chỉ chua mà còn không tốt cho đường huyết. Nó ảnh hưởng đến việc tái tạo giá trị đường, ức chế chuyển hóa glucose và gây ra sự bất thường lượng đường trong máu.

Vải là một loại quả tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta cần biết cách ăn sao cho đúng để phát huy tối đa các giá trị dinh dưỡng loại quả này mang lại.

Trẻ em không nên ăn nhiều vải

Ở trẻ em, hệ tiêu hóa còn non yếu, vì vậy bạn nên cho bé ăn với lượng vừa phải, không nên chiều chuộng mà cho bé ăn quá nhiều khiến bé bị ốm. Mỗi lần chỉ cho bé ăn khoảng 100 g vải tươi (khoảng 5-6 quả). Còn người lớn không nên ăn quá 10 quả một lần, ăn nhiều sẽ viêm gan, lưỡi, họng, nặng hơn sẽ gây buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt…

Không ăn vải dập nát, sâu đầu

Bạn nên chọn những loại trái cây tươi, ngon, tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn quả dập nát, đầu sâu. Vì ở những nơi bị ngập úng sẽ xuất hiện các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại. Nếu ăn phải loại này sẽ có các biểu hiện: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy.

Khi nắm rõ được giá trị dinh dưỡng của quả vải đối với sức khỏe, bạn có thể cân nhắc và bổ sung lượng vừa đủ vào trong chế độ ăn hàng ngày giúp đảm bảo tốt tình trạng sức khỏe hiện tại. Đừng quên theo dõi Meohay.com thường xuyên để cập nhật những thông tin mới mỗi ngày nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.