9 mẹo rửa bát đúng cách để không rước bệnh

Rửa bát là một việc làm hàng ngày quá đỗi quen thuộc với hầu hết chị em nội trợ. Tuy nhiên, công việc tưởng chừng rất đơn giản, dễ thực hiện này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ tăng gấp đôi lượng vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta nếu như thực hiện không đúng cách.

Vậy làm thế nào để rửa bát đúng cách và an toàn đối với sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích cũng như biết được việc mình vẫn đang làm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không nhé!

Tích bát đũa bẩn thành đống

Vì một vài lý do như công việc bận rộn, tiết kiệm… mà nhiều người thường có thói quen ngâm bát đũa chậu rửa mà không rửa ngay hoặc để tích bát đũa đến cuối ngày. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, chúng có thể xâm nhập vào bát đĩa từ 1-4 tiếng sau ăn và phát triển mạnh mẽ sau 8-18 tiếng. Chưa kể đến việc bát đũa bẩn xếp chồng lên nhau còn có nguy cơ lây nhiễm chéo, cũng khiến việc vệ sinh sau đó trở nên khó khăn hơn.

Vì thế, rửa bát đúng cách để an toàn cho sức khỏe chính là rửa bát ngay khi vừa ăn xong. Đồng thời, nên chia bát đĩa theo từng loại thức ăn, rửa bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó đến bát đũa dính nhiều dầu mỡ. Cũng nên rửa bát đĩa đựng thức ăn chín trước, bát đĩa đựng thịt sống, đồ ăn sống rửa sau.

Lạm dụng chất tẩy rửa

Các chuyên gia khuyên bạn không nên thường xuyên lạm dụng chất tẩy rửa trong việc rửa bát đũa, xong nồi. Bởi lẽ, trong chất tẩy rửa thường có phụ gia nhân tạo, và vẫn còn nghi ngờ về dư lượng phụ gia khi sử dụng quá mức.

Vì thế, bạn hãy sử dụng chất tẩy rửa khi cần thiết, nếu dùng nước rửa bát đĩa, nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước. Ngoài ra có thể tận dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như nước vo gạo, muối hoặc vỏ chanh hoặc đối với những đồ dùng không chứa dầu mỡ, có thể tận dụng nước nóng mà không cần dùng đến dầu rửa bát.

Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa bẩn

Nhiều bà nội trợ có thói quen đổ chất tẩy rửa trực tiếp lên từng bát để rửa. Tuy nhiên, việc làm này không những không giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, mà còn gây lãng phí rất nhiều nước, chất tẩy rửa. Chưa kể, chất tẩy rửa không được hòa tan nhanh chóng có thể còn bám dính trên bát đĩa sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây một số triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng…

Để rửa bát đúng cách, bạn hãy pha loãng chất tẩy rửa cùng với một ít nước, dùng hỗn hợp này để rửa bát, nhằm đảm bảo rửa bát được sạch hơn và an toàn cho sức khỏe.

Cọ xát cả đống đũa vào nhau

Khi rửa bát, nhiều người có thói quen cọ xát cả đống đũa vào nhau vì nghĩ rằng vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên điều này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo những vết nứt, xước trên đũa khiến đũa nhanh hỏng, gây không an toàn với người dùng. Không những thế còn khiến chúng trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thay vào đó, khi rửa đũa, bạn nên chia nhỏ đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Vỡi những chiếc đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.

Xem thê: 7 sai lầm khi dùng chảo chống dính cần bỏ ngay nếu không muốn rước họa

Chỉ tráng qua 1 lượt khi rửa bát đũa

Rửa thật kỹ bằng dầu rửa bát chỉ là một công đoạn cần thiết trong khi rửa bát. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên coi thường khâu tráng bát nhé. Tráng bát thật kỹ sẽ giúp làm sạch các chất bẩn cũng như hóa chất trên bát đĩa, tránh bám vào thức ăn gây tổn hại đến sức khỏe.

Rửa bát đúng cách và an toàn chính là bạn nên tráng thật kỹ từ 2-3 lần trong chậu nước sạch để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa cũng như vi khuẩn rồi để ráo nước, sau đó xếp lên khay.

Không để bát đũa ráo nước trước khi cất

Không ít bà nội trợ thường cất bát đũa lên giá ngay sau khi rửa xong, không lau hoặc phơi khô bát đũa trước khi cất. Điều này sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt lý tưởng cho những loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Ngoài ra còn sản sinh ra chất gây ung thư nghiêm trọng khác là aflatoxin.

Vì thế, để rửa bát đúng cách, sau khi rửa sạch, bạn nên lau khô, để ráo nước. Nếu có thể hãy sấy hoặc phơi nắng, sau đó đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, đồng thời nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.

Không thay miếng rửa bát thường xuyên

Nghiên cứu của một nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén, trong khi bồn cầu chỉ có tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia sau mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.

Vì thế, cách rửa bát đúng là nên thay miếng rửa bát mới sau mỗi hai tuần đến 1 tháng. Miếng rửa bát sau khi rửa xong cũng phải phơi khô thật kỹ. Bên cạnh đó, trong nhà bếp, khăn lau cũng nên phân loại, cái nào dùng lau tay, cái nào dùng lau bếp, tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.

Không vệ sinh bồn rửa bát

Trong bài viết trước, chúng tôi có đề cập đến một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà đó chính là chiếc bồn rửa bát. Lý do là bề mặt bồn rửa bát lâu ngày không được vệ sinh, làm sạch sẽ bị các vết bẩn, các vết ố bám đóng rất mất vệ sinh.

Vì thế bạn cần làm sạch bồn rửa ngay sau mỗi lần vệ sinh bát đĩa bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường. Cuối tuần bạn hãy rắc một ít muối ăn lên khắp các bề mặt của bồn rửa và cắt đôi quả chanh chà xát lên bề mặt bồn rửa để bồn rửa luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Sử dụng bộ đồ ăn trong nhiều năm

Hãy thường xuyên kiểm tra bộ đồ ăn của gia đình bạn, đặc biệt với đũa và thớt, những đồ được làm chủ yếu từ gỗ. Hai loại vật dụng này rất dễ bị nấm mốc, mối mọt và bị trầy xước – là nơi tích tụ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Vì thế, bạn nên thường xuyên thay mới định kỳ đối với những đồ dùng bằng gỗ. Bên cạnh đó, nên thay thế bát đĩa mới nếu thấy xuất hiện các vết đốm, vết nứt hoặc nấm mốc..

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hi vọng bạn sẽ nắm được rửa bát đúng cách là như thế nào để tránh mang bệnh. Hãy áp dụng vào công việc nội trợ của bạn ngay từ bây giờ nhé! Đừng quên theo dõi meohay.com mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.