Tết Trung thu 2023 sắp tới gần, toàn thể người dân Việt Nam đặc biệt là các bạn thiếu nhi lại được dịp đón một mùa Trung thu thật vui vẻ, ấm cúng và ý nghĩa. Trước khi đến với những không khí nhộn nhịp của ngày Tết Trung thu 2023, hãy cùng chúng tôi bớt chút thời gian trở về cội nguồn, tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu hay Tết Thiếu nhi nhé!
Tết Trung thu là ngày gì? Tết Trung thu 2023 vào ngày nào?
Trung thu, là giữa mùa thu. Theo tên gọi, Tết Trung thu là để chỉ ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch và đã có từ ngàn năm nay.
Tết trung thu hay chính là vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, đây là ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất. Thời gian này người dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đố tiêu biểu là hội trăng rằm.
Theo Âm lịch, ngày Trung thu 15/8 hay ngày chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ.
Tết trung thu còn có nhiều tên gọi khác là: Tết Rằm tháng 8, Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên…
Tết Trung thu 2023 – ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm nay rơi vào ngày thứ 6, ngày 29 tháng 9 năm 2023 dương lịch.
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám.
Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung thu khác nhau.
Nếu như Trung thu của người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam, cứ nhắc đến Trung Thu người ta lại nhắc ngay đến câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng.
Tương truyền rằng trên cung trăng cao vời vời đó có một cô tiên xinh đẹp gọi là chị Hằng Nga, chị Hằng Nga rất yếu quý trẻ con. Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm. Chị Hằng Nga đã xuống nhân gian tham khảo và gặp chú Cuội. Cuội là một chàng tra hay nói dối nhưng lại nấu ăn rấy giỏi. Vì vậy, Cuội được trẻ con rất yêu Quý.
Sau đó Hằng Nga nhờ chú Cuội làm bánh, Cuội rất thích làm bánh, Cuội đã bỏ các nguyên liệu và làm một chiếc bánh thật ngon. Sau đó Hằng Nga đem chiếc bánh này về thi thì chiếc bánh được mọi người khen rất ngon và Hàng Nga còn được Ngọc Hoàng ban thưởng.
Cuội rất quý chị Hằng, không nỡ rời chị Hằng. Vì vậy Cuội đã theo chị lên cung trăng. Nhưng lên được một thời gian thì Cuội nhớ nhà, nhớ các em quá nên đã ngồi khóc dưới gốc đa và nhìn xuống trần gian.
Cũng chính vì điều đó mà vào ngày rằm, ngày trăng sáng nhất mùa thu thì chị Hằng và Chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép được bay xuống trần gian đề chơi đùa với các cháu nhỏ. Từ đó về sau mà ngày tết trung thu cũng được hình thành từ đây.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…
Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em vui Tết Trung Thu, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm Trung Thu như múa Lân, rước đèn, phá cỗ trông trăng… ở làng quê cũng như thành phố đều mang dấu ấn cộng đồng, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của gia đình, đất nước.
Với những thông tin trên đây, hẳn các bạn đã nắm rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu rồi. Chúc bạn và gia đình đón một mùa Tết Trung thu 2023 thật vui vẻ và ấm cúng! Đừng quên theo dõi Meohay.com mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!