Đừng vội la mắng con cái, khi con mắc lỗi nên hỏi con 7 câu này

Dạy con bằng cách la mắng là cách mà rất nhiều các bậc cha mẹ, phụ huynh đang làm mỗi khi trẻ mắc lỗi chỉ để giải tỏa cơn giận. Tuy nhiên, việc cha mẹ la mắng con cái không hề khiến con trở nên ngoan ngoãn hơn, mà vô tình làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ.

Việc la mắng con cái khi con mắc lỗi là sai lầm nhiều bậc cha mẹ mắc phải

Quá trình nhận thức của một đứa trẻ là một quá trình hoàn thiện lâu dài, không phải một sớm một chiều. Bởi vậy, khi trẻ mắc lỗi, thay vì la mắng con cái, hãy kiên nhẫn và hỏi con 7 câu hỏi dưới đây nhé! Nếu làm được, các bạn sẽ là những ông bố bà mẹ tuyệt vời đấy ạ!

1. “Đã xảy ra chuyện gì vậy?”

Khi thấy con mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, rất ít ba mẹ bình tĩnh đặt được câu hỏi quan trọng này, mà đã vội vàng tra khảo và la mắng con cái. Điều này đã vô tình làm mất đi cơ hội được nói của con và chỉ khiến bản thân con cảm thấy sợ hãi, rụt rè hơn.

Không la mắng con cái khi bạn chưa biết chuyện gì đã xảy ra

Khi con mắc lỗi, hãy bình tĩnh hỏi con “Đã xảy ra chuyện gì?” và lắng nghe con nói, đứng trên góc độ của con để tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề. Câu hỏi này cũng nhằm mục đích để trẻ có cơ hội được nói, được, cho dù là lỗi của con thì cũng giúp chúng có cơ hội được nhận ra sai lầm và biết cách bảo vệ mình.

2. “Con cảm thấy thế nào?”

Khi làm sai điều gì đó, ít nhiều thì trẻ cũng đã nhận biết được việc mình đã làm và đang cảm thấy xáo trộn mạnh mẽ về cảm xúc. Nghiên cứu khoa học cho thấy, khi một người xúc động mạnh thì não bộ sẽ khó tiếp nhận kích thích bên ngoài. Cần đợi đến khi họ bình tĩnh lại mới có thể suy ngẫm vấn đề.

Vì thế, sau khi tìm hiểu được chuyện gì đã xảy ra, đừng vội dạy dỗ hay giáo điều với con, cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi con rằng: “Con cảm thấy thế nào?” để trẻ đủ bình tĩnh và nói ra cảm xúc của mình. Đó cũng là cách giúp cha mẹ đồng cảm với con, hiểu con hơn, từ đó đặt những câu hỏi tiếp theo cũng như tìm cách để con có thể tiếp thu ý kiến của mình hơn.

3. “Con muốn làm gì?”

Đặt câu hỏi “Con muốn làm gì?” thay vì la mắng con cái là cách để tìm ra động cơ cho hành động của con trẻ. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ với những điều ngây ngô trong câu trả lời của con. Tuy nhiên, chúng ta nên tôn trọng lời nói không cần đắn đo của trẻ, tôn trọng ý kiến của bé.

4. “Con biết hậu quả của việc con làm là gì không?”

Một điều khiến cha mẹ có thể ngạc nhiên đó là, hầu hết những đứa trẻ đều có thể nhận thức được hậu quả một phần nào mà chúng đã gây ra. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chúng vẫn phạm sai lầm và không dễ nhận ra lỗi lẫm.

Vì thế, câu hỏi này nhằm mục đích để kiểm tra xem con nhận thức được đến đâu hậu quả của sự việc. Nếu có lỗ hổng nào trong nhận thức của trẻ, lúc này cha mẹ cần trao đổi để trẻ thấy rõ được thực tế lỗi lầm mình gây ra. Đây cũng là cơ hội tốt để giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, để con nhận biết ra sự thật thay vì rao giảng những điều khó hiểu.

5. “Con quyết định thế nào?”

Câu hỏi này là cách để cha mẹ tìm hiểu cách giải quyết hay lựa chọn của riêng con sau khi phân tích mọi tình huống và hậu quả.

Một đứa trẻ chắc chắn sẽ chọn tình huống có lợi nhất cho mình. Nhưng ngay cả khi lựa chọn của con không như mong đợi của mình, cha mẹ cũng nên tôn trọng quyết định của trẻ. Nếu bạn nói mà không làm, sợ rằng sau này con sẽ không tin tưởng bạn nữa. Hơn nữa, cho dù trẻ chọn sai, cháu cũng có thể học được bài học quý giá khó quên hơn từ lỗi sai này.

6. “Con muốn bố/mẹ làm gì?”

Sau khi tìm hiểu cách giải quyết của con, cha mẹ hãy bày tỏ sự ủng hộ của mình bằng câu hỏi này. Sự ủng hộ của bố mẹ là hậu thuẫn vững chắc cho trẻ. Điều này sẽ giúp con thêm tự tin.

Trong trường hợp con không nghĩ ra, ba mẹ có thể cùng con nghĩ cách, đưa ra lời khuyên và cùng con tìm ra cách giải quyết. Như vậy từ đó về sau, mỗi khi gặp phải vấn đề, con sẽ muốn nhờ bạn giúp đỡ.

7. “Lần sau chúng ta nên làm thế nào?”

Sau tất cả, cha mẹ hãy để con có cơ hội nhìn lại chính mình, đối chiếu lại xem phán đoán và cách giải quyết của mình có hiệu quả không, tăng cường khả năng phán đoán cho bản thân.

Sau khi thực hành điều này một vài lần, trẻ sẽ có khả năng tự giải quyết vấn đề và cha mẹ không cần phải lo lắng về điều đó.

Xem thêm: 6 mẹo dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng, ngăn nắp như mới

Rất nhiều bậc phụ huynh luôn có tư tưởng cố hữu khi nuôi dạy con rằng, con cái mình vẫn còn nhỏ, chưa đủ lớn để giải quyết vấn đề nên lựa chọn giải quyết thay con. Điều này chỉ càng khiến con bạn trở nên sợ hãi, rụt rè và kém cỏi.

Tuy nhiên, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề mới là khả năng và của cải quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành của con. Nếu ba mẹ biết lắng nghe và cho con cơ hội, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị và bất ngờ ở trẻ. Bởi thế, thay vì la mắng và đổ lỗi cho trẻ, bố mẹ đừng ngại thử hỏi con 7 câu hỏi trên trước nhé! Chúc ba mẹ thành công!

Đừng quên theo dõi Meohay.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.