Dấu hiệu trẻ tự kỷ bạn đã biết?

Tự kỷ ở trẻ em gần đây ngày càng xuất hiện gia tăng, trở thành mối lo ngại của mỗi gia đình. Vậy tự kỷ ở trẻ em là gì, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu trẻ tự kỷ ra sao và chăm sóc trẻ tự kỷ như thế nào? Hãy trang bị ngay những kiến thức cần thiết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em cùng bài viết dưới đây.

1. Tự kỷ là gì?

Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển não bộ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của một người. Hội chứng tự kỷ có thể phát hiện từ sớm trong đời, thường là trong các trẻ nhỏ.

Tự kỷ thường bắt đầu trước 3 tuổi và kéo dài trong suốt cuộc đời của một người, mặc dù các triệu chứng có thể cải thiện theo thời gian. Một số trẻ tự kỷ dường như phát triển bình thường cho đến khoảng 18 đến 24 tháng tuổi và sau đó trẻ ngừng đạt được các kỹ năng mới hoặc mất đi các kỹ năng đã từng có.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1/3 đến một nửa số cha mẹ có con mắc tự kỷ nhận thấy vấn đề trước sinh nhật đầu tiên của con họ và gần 80% – 90% gặp vấn đề vào 24 tháng tuổi. Những em bé trai có nguy cơ cao mắc tự kỷ hơn bé gái từ 4 – 6 lần.

Những biểu hiện trẻ tự kỷ có thể bao gồm khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp xã hội, cách thức tương tác khác thường hoặc lặp lại và quan tâm đặc biệt đến một số vật phẩm hoặc chủ đề. Tuy nhiên, mỗi trường hợp tự kỷ đều là duy nhất và có thể có các biểu hiện khác nhau.

Hiện nay hội chứng tự kỷ ở trẻ em ngày càng gia tăng với tần suất gặp 1/100 trẻ.

2. Nguyên nhân gây hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căn hội chứng này có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Di truyền: trẻ bị tự kỷ do sự phát triển không được hài hòa của não bộ vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não. 
  • Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.
  • Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ.

3. Dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn

3.1. Dấu hiệu nhận biết hội chứng tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi dưới 12 tháng, có thể phát hiện các dấu hiệu trẻ tự kỷ qua việc đáp ứng các mốc phát triển của bé. Dưới đây là một số biểu hiện trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần chú ý:

  • Không thể hiện sự thích thú trên khuôn mặt.
  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Không phải lúc nào cũng phản ứng với âm thanh. Không trả lời khi trẻ được gọi bằng tên, không quay lại để xem nơi phát ra âm thanh hoặc không tỏ ra giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn.
  • Không thích được âu yếm hoặc người khác chạm vào người.
  • Không thể hiện sự quan tâm đến các trò chơi mà các trẻ khác thường chơi và thích thú.
  • Không nói bập bẹ hoặc có những dấu hiệu ban đầu của nói sớm.
  • Không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như đưa tay về phía bạn khi trẻ muốn được bế.

3.2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng tự kỷ ở trẻ từ 12-24 tháng tuổi

  • Trẻ không sử dụng các cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp, không lắc đầu để trả lời có hay không,…
  • Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không sử dụng các từ đơn sau 16 tháng hoặc nói cụm câu có hai từ sau 24 tháng.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp hoặc xã hội mà trước kia trẻ có thể bập bẹ hoặc nói được một vài từ hoặc tỏ ra quan tâm đến mọi người, nhưng đến giai đoạn này thì trẻ không còn những hành vi này.
  • Dường như trẻ phớt lờ hoặc không chú đến những người xung quanh.
  • Đi bằng ngón chân hoặc trẻ không thể bước đi.

3.3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng tự kỷ ở trẻ từ 2 tuổi trở lên

Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu hoàn thiện được nhiều kỹ năng hơn trước. Bố mẹ cần theo dõi con nếu có những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người và thích thu mình trong thế giới riêng, ít chơi hoặc quan tâm tới các bạn cùng lứa;
  • Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ gặp khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu của bản thân. Một số trẻ tự kỷ hoàn toàn không nói chuyện, trong khi số khác có phát triển ngôn ngữ nhưng lại gặp khó khăn khi tham gia trò chuyện với người khác.
  • Hiếm khi trẻ bắt chước những gì bạn làm và không tham gia vào trò chơi đóng vai.
  • Không có khả năng thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày và môi trường xung quanh, bắt mọi người phải tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định;
  • Trẻ có thể kháng cự, không hợp tác hoặc hoạt động quá mức, hiếu động, bốc đồng hoặc hung hăng. Đôi khi, trẻ có thể cười, khóc hoặc la hét bất ngờ và không phù hợp với tình huống.
  • Tự gây thương tích cho bản thân
  • Thường xuyên thể hiện các hành động lặp đi lặp lại.

4. Chăm sóc trẻ tự kỷ

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ giúp bố mẹ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của hội chứng tự kỷ, trước hết phụ huynh nên đưa con đi khám tại cơ sở chuyên khoa gần nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau tùy theo mức độ và tình trạng của bé. Thông thường, phương pháp thường áp dụng để chữa tự kỷ ở trẻ là giáo dục can thiệp.

Bố mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc và vui chơi cùng trẻ. Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội là một biện pháp tâm lý quan trọng giúp trẻ vượt qua. Ngay từ những ngày đầu sau khi chào đời, bố mẹ nên tiếp xúc, trò chuyện với con nhiều hơn để bé có thể phát triển tốt về tinh thần, ngôn ngữ… Dành thời gian chơi với con, dạy con các hoạt động, từ ngữ đơn giản để con được phát triển toàn diện ngay từ sớm.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ não bộ của bé:

  • Tăng cường chất béo Omega-3: Axit béo Omega-3 chiếm 20% lượng chất béo có trong não bộ. Trong khi đó, não có tới 60% là chất béo nên việc bổ sung đầy đủ Omega-3 là vô cùng cần thiết để não bộ của trẻ phát triển tốt nhất. Bố mẹ có thể bổ sung cho con qua thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cải bó xôi, súp lơ, rau bina, cải xoăn,…
  • Vitamin E: Có tác dụng bảo vệ chức năng của não, giảm căng thẳng. Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm, trong các loại hạt, rau, thịt cá như hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh,…
  • Vitamin D: Chất xúc tác quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh não bộ. Vitamin D có nhiều trong cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm,…
  • Kẽm: Có chức năng tăng cường hệ miễn dịch trong não, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tốt các xung thần kinh. Kẽm có nhiều trong sò, củ cải, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt lợn nạc, thịt bò, ổi, đậu phộng,…
  • Vitamin B6: Thiếu hụt vitamin B6 gây trầm cảm, mất trí nhớ nên cần bổ sung đầy đủ cho trẻ bị tự kỷ. Thực phẩm bổ sung nhiều vitamin B6 cho con như cá hồi, thịt ức gà, thịt bò, gan, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối, trái cây khô,…
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, nước uống có gas: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đồ ăn nhanh và nước có gas có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn.

Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em cũng như dấu hiệu trẻ tự kỷ mà cha mẹ không nên bỏ qua. Hi vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức bổ ích trong cẩm nang chăm sóc bé yêu. Hãy theo dõi Meohay.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.