Dấu hiệu trẻ chậm nói mẹ không nên bỏ qua

Hiện nay tỷ lệ trẻ chậm nói ngày càng gia tăng, là nỗi lo lắng của không ít bậc cha mẹ. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa trẻ chậm nói đơn thuần và bệnh lý trẻ chậm nói. Vậy khi nào trẻ chậm nói trở thành bệnh lý cần can thiệp y tế? Cùng theo dõi bài viết dưới đây về dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói mẹ không nên bỏ qua.

1. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là khi trẻ có sự trì hoãn hoặc khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ. Trẻ có thể không thể nói được những từ đơn giản hoặc không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm di truyền, tình trạng sức khỏe hoặc môi trường sống:

  • Vấn đề sức khỏe: Trẻ chậm nói có thể do mắc một số vấn đề ở cơ quan phát triển âm thanh gây ra trì hoãn trong việc nói như dính thắng lưỡi, khiếm thính, não bị dị tật bẩm sinh, hở hàm ếch,…
  • Gia đình ít tương tác: Nếu trẻ ít được tương tác với gia đình và người khác, đặc biệt là những trẻ thường xuyên tiếp xúc nhiều với ti vi, điện thoại mà không có sự tương tác với mọi người xung quanh dẫn đến không có động lực để nói hoặc không biết cách nói.
  • Do hội chứng tự kỷ ở trẻ: Trẻ mắc hội chứng tự kỷ có thể dẫn đến chậm nói. Tuy nhiên không phải trường hợp nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ.
Nguyên nhân trẻ chậm nói

2. Dấu hiệu trẻ chậm nói

2.1. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn dưới 12 tháng tuổi

  • Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.
  • Không phản ứng với giọng nói của cha mẹ
  • Trẻ không hay nói những từ không rõ ràng
  • Trẻ không bắt chước âm thanh như nói “ma ma”, “ba ba”, “bà bà”,…

2.2. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn 12 – 15 tháng tuổi

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.
  • Trẻ chưa biết nói bất kì một từ đơn nào.
  • Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, ““chào”, “tạm biệt”,…
  • Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.

2.3. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn 16 – 18 tháng tuổi

  • Không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
  • Trẻ không biết chỉ vào thứ mình muốn
  • Trẻ không hiểu những mệnh lệnh đơn giản hoặc không đáp lại bằng cử chỉ hay lời nói khi được hỏi
  • Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào.
Trẻ chậm nói không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào

2.4. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn 19 – 24 tháng tuổi

  • Trẻ không đạt được một từ mới mỗi tuần.
  • Trẻ không thể nói được những câu đơn giản cụm 2 từ trở lên hoặc nói không rõ để biểu hiện mong muốn của bản thân. Ví dụ: “đi chơi”, “ăn cá”

2.5. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn 25 – 35 tháng tuổi

  • Trẻ không thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ.
  • Không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của trẻ.

2.6. Trẻ chậm nói giai đoạn từ 3 tuổi trở lên

  • Trẻ chỉ nói được những từ đơn lẻ, không thể kết hợp từ 4-5 từ trong câu.
  • Trẻ chưa nói được một câu hoàn chỉnh.
  • Trẻ chưa biết đặt câu hỏi.
  • Trẻ khó khăn trong việc phát ra từ ngữ, vẻ mặt nhăn nhó.
  • Trẻ không biết sử dụng đại từ nhân xưng trong giao tiếp như “con”, “ba”, “mẹ”

3. Phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói

3.1. Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần

  • Thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi.
  • Không bắt chước được âm thanh khi được 18 tháng tuổi.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Trong giai đoạn 2 – 3 tuổi cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ.
  • Không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
  • Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại, không biết dùng ngôn ngữ để trò chuyện với người khác.
  • Có giọng nói khác thường (nói bằng giọng mũi hoặc bắt chước tiếng con vật, giọng nghe the thé,…).
  • Phát âm khó nghe. Cha mẹ cần hiểu được ít nhất 1/2 số từ trẻ nói khi trẻ được 2 tuổi, hiểu được ít nhất 3/4 số từ bé nói khi được 3 tuổi. Đến 4 tuổi phải nghe hiểu được hết, thậm chí người lạ cũng hiểu được những gì bé nói.

Trong thực tế, có khoảng 1/4 trẻ chậm nói khá bình thường trong quá trình phát triển và có thể đạt được mốc phát triển như những trẻ khác vào tuổi lên 2.

Trẻ chậm nói đơn thuần hoặc chậm phát triển tuy có một số biểu hiện giống trẻ tự kỷ như giao tiếp ngôn ngữ kém, chậm đáp ứng yêu cầu người lớn… song các dạng vận động về thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Những trẻ như thế này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, giao cảm tốt với người thân, tâm vận động như trẻ bình thường. Trẻ chậm nói đơn thuần thường do trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai, bé trai phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái…

3.2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ chậm nói

  • Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý.
  • Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, trẻ không nói được câu nào gồm 2 từ.
  • Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn.
  • Trẻ không có hứng thú kết bạn.
  • Trẻ ít hoặc không tiếp xúc mắt.
  • Trẻ không trả lời, không phản ứng với những câu hỏi của người lớn.
  • Thích nhìn lâu vào những đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.
  • Không thích người khác chạm vào người.
  • Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay.
  • Khi không đồng ý hoặc giận dữ có thể hét lên chói tai, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường…
  • Cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh.

Trẻ tự kỷ chậm nói cần được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm để trẻ sớm hòa nhập với các bạn cùng trang lứa cũng như phát triển các kỹ năng, ngôn ngữ.

Trên đây là những dấu hiệu trẻ chậm nói mà cha mẹ cần lưu ý để có thể can thiệp hỗ trợ con sớm nhất có thể. Đừng quên theo dõi Meohay.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc và nuôi dạy con nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.