Cách giúp cha mẹ xử lý khi trẻ nói tục, chửi bậy

Lo lắng là tâm lý chung của bậc cha mẹ khi thấy trẻ nói tục, chửi bậy. Tuy nhiên nếu xử lý không tốt tình trạng này có thể gây nên nhiều hệ lụy không tốt đến tâm lý của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói tục, chửi bậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để xử lý ngay tình trạng trẻ nói tục, chửi bậy.

1. Tìm nguyên nhân trẻ nói tục, chửi bậy

Muốn giải quyết bất kỳ vấn đề gì của con trẻ, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân. Trên thực tế, trẻ không hiểu hết ý nghĩa của những câu nói tục, chửi bậy. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói tục, chửi bậy có thể do những nguyên nhân sau:

– Trẻ bắt chước người khác: nếu tình trạng trẻ nói tục, chửi bậy xuất hiện sớm trước 3 tuổi thì nguyên nhân chính là trẻ được nghe câu nói tục, chửi bậy từ người khác và bắt chước lại. Ở giai đoạn này, trẻ đang học ngôn ngữ và chưa thể hiểu ý nghĩa của nó. Trẻ lặp lại những câu nói ấy và chờ đợi phản ứng của mọi người xung quanh để tìm hiểu ý nghĩa của câu nói.

– Ảnh hưởng của môi trường sống: Nếu những người thân tiếp xúc thường xuyên với bé như ông bà, bố mẹ, anh/ chị/ em trong gia đình thường xuyên sử dụng câu nói tục, chửi bậy, trẻ dễ dàng ghi nhớ và sử dụng vì nghĩ đó là ngôn ngữ bình thường và có thể sử dụng mọi lúc.

– Do giáo dục của gia đình và nhà trường: Khi trẻ nói tục, chửi bậy mà không được cha mẹ, thầy cô phát hiện và xử lý kịp thời có thể hình thành thói quen sử dụng khó thay đổi.

– Trẻ tiếp thu từ phim ảnh, các thiết bị công nghệ: Ngày nay nhiều cha mẹ thường cho con tiếp xúc với điện thoại, ti vi, máy tính,… từ khá sớm. Tuy nhiên việc không kiểm soát các chương trình xem của con có thể gây ra tình trạng con học được những câu nói tục, chửi bậy từ các chương trình không đúng với lứa tuổi.

– Do trẻ muốn gây sự chú ý: Thường xuất hiện ở những gia đình mà trẻ ít được quan tâm trò chuyện vì tâm lý trẻ nói tục, chửi bậy dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người.

2. Cách giúp cha mẹ xử lý khi trẻ nói tục, chửi bậy

2.1. Đối với trẻ dưới 3 tuổi

Ở độ tuổi này, do trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các câu nói tục, chửi bậy mà chủ yếu do bắt chước. Vì vậy, cha mẹ nên:

– Không nói tục, chửi bậy trước mặt trẻ: Đây là nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất để tránh cho trẻ nói tục, chửi bậy. Hãy ghi nhớ rằng cha mẹ là tấm gương mà con trẻ học ngôn ngữ nhiều nhất trong giai đoạn này.

– Giữ thái độ nghiêm khắc trẻ nói tục: Nhiều cha mẹ có thể cười cợt hoặc tức giận quá mức khi trẻ nói tục, chửi bậy. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú vì thu hút sự chú ý của cha mẹ nên chúng sẽ tiếp tục nói tục, chửi bậy chỉ vì phản ứng của cha mẹ. Thay vào đó, cha mẹ có thể giữ thái độ nghiêm khắc để thể hiện sự không đồng ý khi trẻ nói tục, chửi bậy.

Nghiêm khắc giải thích khi trẻ nói tục, chửi bậy

– Giải thích cho trẻ hiểu câu nói tục, chửi bậy đó là không hay và cha mẹ không khuyến khích việc đó. Cha mẹ có thể nói với trẻ: “Chúng ta không sử dụng từ đó và mẹ không muốn nghe từ đó một lần nữa”. Hãy bỏ qua những từ đó và không phản ứng lại khi trẻ cố gắng nói lại từ đó trước mặt bạn lần nữa để trẻ hiểu rằng nói tục, chửi bậy không được mọi người quan tâm.

– Dạy bé những từ thay thế: nếu trẻ nói tục, chửi bậy khi giận dữ, cha mẹ có thể giúp trẻ tìm được từ ngữ khác thích hợp hơn để nói như “Con đang rất tức giận/ bực mình/ cáu…”

2.2. Đối với trẻ trên 3 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ có thể hiểu hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa của những câu nói nhưng khi trẻ nói tục, chửi bậy là có chủ đích. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chú ý và xử lý kịp thời:

– Tìm nguyên nhân trẻ nói tục: Nếu như trẻ thường xuyên nói tục, chửi bậy trong khi trong gia đình không ai nói tục, hãy tìm cơ hội nói chuyện với trẻ để tìm hiểu trẻ học câu nói đó từ đâu. Hãy nói chuyện khi cả bạn và trẻ đều bình tĩnh, không chỉ trích nhau. Khi đã tìm ra lí do, hãy tìm cách giúp bé giải quyết vấn đề.

– Giải thích cho trẻ hiểu: Trẻ thường nghĩ những từ nói tục có vẻ rất oách nhưng thực tế mọi người thường không yêu những người hay nói tục. Việc nói tục không chứng tỏ ai đó thông minh mà chứng tỏ họ không biết nhiều từ để nói.

– Dạy trẻ những từ thay thế: Cũng giống như trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên dạy con những từ ngữ thay thế phù hợp với tâm trạng của con để biểu đạt với mọi người.

– Dạy con cách gây ấn tượng với bạn bè: Nếu trẻ nói tục vì muốn thu hút sự chú ý, thể hiện bản thân với với bạn bè thì cha mẹ có thể dạy con cách khác để gây ấn tượng như học thật giỏi, chơi xuất sắc một môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản bằng sự thân thiện của bản thân.

– Kiểm soát môi trường xung quanh: Nếu trẻ học nói tục, chửi bậy từ nguồn ti vi, điện thoại,… Cha mẹ hãy giải thích và dừng các kênh không phù hợp độ tuối của con. Hay trẻ học nói tục, chửi bậy từ bạn bè, cha mẹ có thể khuyến khích con chơi cùng các bạn khác.

– Đưa ra hình phạt: Cha mẹ có thể áp dụng các hình phạt nếu thấy trẻ không có dấu hiệu cải thiện. Có thể bằng biện pháp như lấy đi món đồ chơi yêu thích, cắt giảm thời gian xem ti vi,… Ban đầu bé có thể tức giận nhưng dần trẻ sẽ hiểu lý do con bị phạt và cải thiện tình trạng nói tục, chửi bậy.

– Ân cần và khen ngợi: Sau khi phân tích cho trẻ những lần nói tục, chửi bậy và thay thế bằng các từ biểu đạt cảm xúc, cha mẹ đừng quên dành những lời khen và khuyến khích, có thể là phần thưởng nếu sau đó con khắc phục tốt. Đây cũng là động lực tinh thần lớn giúp trẻ từ bỏ thói quen nói tục, chửi bậy.

Khen ngợi con khi con khắc phục lỗi nói tục, chửi bậy

– Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô: Trẻ rất nghe lời thầy cô giáo, nên khi phát hiện con nói tục chửi bậy, ngoài uốn nắn trẻ tại gia đình, cha mẹ cũng nên trao đổi với thầy cô giáo của trẻ ở trường để cùng phối hợp.

Hi vọng những cách trên sẽ giúp cha mẹ có cách xử lý đúng khi trẻ nói tục, chửi bậy. Khắc phục tình trạng nói tục, chửi bậy của con cũng cần sự kiên nhẫn và thời gian từ gia đình và nhà trường. Cha mẹ hãy luôn giữ bình tĩnh trong việc giáo dục con trẻ. Đừng quên theo dõi Meohay.com để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. Chúc các cha mẹ thành công!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.