7 sai lầm khi dùng chảo chống dính cần bỏ ngay nếu không muốn rước họa

Chiếc chảo chống dính là “trợ thủ đắc lực” trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn của chị em trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên việc sử dụng đúng cách dụng cụ này để không nhanh hỏng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì không phải chị em nào cũng nắm rõ.

Dưới đây là 7 sai lầm khi dùng chảo chống dính mà các chị em nội trợ cần tránh để sử dụng chảo được lâu dài và đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.

Những sai lầm khi dùng chảo chống dính gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Chế biến ở nhiệt độ cao

Có thể bạn không để ý kỹ, nhưng hầu hết các nhà sản xuất chảo chống dính đều đưa ra khuyến cáo sử dụng rằng người dùng cần phải lưu ý đến mức nhiệt độ khi chế biến đồ ăn bằng chảo chống dính. Theo đó, việc chế biến món ăn ở nhiệt độ quá mức cho phép sẽ khiến cho chảo nhanh hỏng và ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Vì thế, việc bạn cần làm là không mắc phải một sai lầm khi dùng chảo chống dính đó là chế biến ở nhiệt độ quá cao. Thay vào đó, khi đun nấu bạn nên điều chỉnh mức nhiệt độ bằng hoặc dưới mức cho phép của nhà sản xuất để không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của chảo cũng như sức khỏe của gia đình.

2. Sai lầm khi dùng chảo chống dính để chế biến các món ăn có tính axit

Lớp chống dính ở hầu hết các chảo chống dính thông thường hiện nay đều được khuyến cáo không nên sử dụng với những thực phẩm có tính axit như chanh, dấm, dứa, cà chua… Bởi hàm lượng axit lớn trong các thực phẩm này có thể khiến lớp chống dính bị bong tróc và gây ảnh hướng đến hương vị cũng như đến sức khỏe của người dùng.

Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng chảo chống dính để chế biến các loại thực phẩm có tính axit. Thay vào đó có thể sử dụng chảo inox, chảo đá hay chảo nhôm thông thường để chế biến những món ăn này nhé.

3. Làm nóng chảo mới cho dầu ăn

Việc làm này chỉ áp dụng với các loại chảo gang, còn với chảo chống dính, việc làm nóng chảo trước khi cho dầu ăn vào thực sự là một việc làm không khôn ngoan. Đây chính là sai lầm phổ biến ở các bà nội trợ khiến lớp chống dính hanh bóng, từ đó làm giảm tuổi thọ của chảo.

Làm nóng chảo rồi mới cho đồ ăn là một sai lầm khi dùng chảo chống dính.

Bạn nên cho dầu ăn hoặc bơ vào chảo ngay từ khi bắc chảo lên bếp. Để chảo nóng lên mà không có nguyên liệu gì bên trong, chúng sẽ bắt đầu toả khí độc gây hại đến người nấu đồng thời, sau thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến lớp chống dính.

4. Rửa chảo chống dính ngay sau khi vừa nấu ăn xong

Một trong những thói quen phổ biến nhưng lại là sai lầm khi dùng chảo chống dính mà nhiều chị em mắc phải đó chính là rửa chảo, vệ sinh chảo ngay khi vừa nấu ăn xong. Việc gặp nước lạnh ngay khi vừa được đun nóng sẽ làm cho chảo dễ bị cong vênh, khiến tuổi thọ của chảo bị giảm nhanh chóng.

Vậy nên, lời khuyên của cá chuyên gia là bạn hãy dành một khoảng thời gian để chảo nguội hẳn rồi sau đó hãy bắt đầu làm vệ sinh.

5. Dùng đồ kim loại để chế biến và rửa chảo

Một sai lầm khi dùng chảo chống dính rất tai hại mà đa số các chị em thường xuyên mắc phải đó là dùng những đồ dùng kim loại như muôi, thìa sắt… để chế biến món ăn cũng như dùng cọ sắt để rửa chảo, nhất là với những vết bẩn cứng đầu.

Bạn nên biết rằng, dù có cao cấp và đắt tiền đến đâu thì lớp chống dính trên bề mặt chảo vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động vật lý của con người. Nếu bạn dùng những dụng cụ này thường xuyên tác động lên bề mặt chào sẽ vô tình khiến cho lớp chống dính của chảo nhanh bong tróc dẫn đến hỏng.

Vì thế, hãy ngừng việc sử dụng những dụng cụ kim loại để chế biến hay dùng miếng rửa bằng chất liệu kim loại để làm sạch chảo. Hãy thay bằng miếng rửa bát mềm, không quá cứng để rửa chảo.

Ngoài ra, với những vết cháy dính cứng đầu, bạn có thể ngâm chảo trước rồi sau đó mới sử dụng các miếng rửa bát mềm để làm sạch. Khi đó, một miếng bọt biển cứng chính là gợi ý không tồi dành cho bạn.

6. Cho vào máy rửa bát

Vốn là một thiết bị nhà bếp hiện đại và tiện lợi nhưng chiếc máy rửa bát lại được khuyến cáo không phải là giải pháp lý tưởng trong việc vệ sinh chảo chống dính. Bởi hóa chất và sự thay đổi nhiệt độ trong máy rửa bát có thể là nguyên nhân khiến cho lớp chống dính của chảo bị bong tróc.

Vì thế, đừng nên cho chảo chống dính vào máy rửa bát nếu không muốn phải thay mới chảo thường xuyên. Cách dễ dàng nhất để vệ sinh chảo chống dính đó là làm sạch bên ngoài bằng nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa sau đó dùng miếng bọt biển mềm vệ sinh trong và ngoài bề mặt chảo cho đến khi sạch sẽ.

7. Không thay mới khi chảo đã hỏng

Bạn có biết, chảo chống dính khi nấu ăn ở nhiệt cao trong thời gian dài sẽ khiến chất chống dính bị biến đổi thành lớp khói nguy hại cho sức khỏe và khả năng chống dính cũng không còn tốt như lúc ban đầu.

Bên cạnh đó, PFOA (còn gọi C8), một hóa chất được dùng trong quá trình sản xuất mặt chảo chống dính sẽ có nguy cơ gây bệnh ung thư khi bề mặt chảo bị trầy xước và trộn lẫn vào thức ăn. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy chiếc chảo chống dính của bạn đã bị hỏng và quá hạn sử dụng.

Không chỉ C8, nhiều hóa chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất chảo chống dính có thể ngấm vào thức ăn khi chế biến. Tùy thuộc nguyên liệu, các hóa chất nguy hiểm có thể gây nhiều bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì thế, khi chảo bị bong tróc lớp chống dính bạn cần thay ngay chảo mới. Thông thường sau 1 – 2 năm sử dụng, bạn nên thay chảo mới.

Xem thêm: Lò vi sóng có nấu ăn được không?

Trên đây là tổng hợp những sai lầm khi dùng chảo chống dính mà các chị em nên tránh để không gây ra những hậu quả đáng tiếc với sức khỏe. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để dùng chảo chống dính đúng cách. Đừng quên theo dõi Meohay.com để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.